Doanh nghiệp gặp khó khăn gì, khó khăn nào là do nội tại, khó khăn nào là ngoại cảnh, công ty có khả năng giải quyết những vướng mắc nào...Là những điều lãnh đạo cần chia sẻ với nhân viên về khủng hoảng. "CEO chọn cách truyền thông khủng hoảng cho nhân viên như thế nào?" là câu hỏi nhận được nhiều ý kiến tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong buổi trao đổi về: Lãnh đạo vượt khủng hoảng tại Ngày nhân sự Việt Nam 2013.
"Hãy dùng công tắc riêng biệt cho mỗi loại bóng đèn"-ông Mạnh-Phó TGĐ tập đoàn Phú Thái chia sẻ. Ông cho rằng cách làm của doanh nghiệp Hải Yến (phát biểu tại hội nghị) là hoàn toàn hợp lý. Khi khủng hoảng xảy ra với doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải tìm cách chia sẻ bằng nhiều cách khác nhau cho nhân viên. Chia theo đối tượng: Tầm lãnh đạo, nhân viên tầm trung và nhân viên cấp dưới cũng là một cách làm hợp lý.
Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc BigC cũng chia sẻ: Hệ thống big C hiện có hơn 10 nghìn nhân viên và trải rộng trên nhiều tỉnh thành. Không thể chia sẻ diện rộng về khủng hoảng cho lượng lớn nhân viên như vậy. Big C cũng chọn phương án chia sẻ theo từng cấp.
"Nhân viên họ rất "tinh". Họ cũng nhận biết được khủng hoảng chứ không đợi đến lúc chủ doanh nghiệp chia sẻ mới biết. Chính bởi thế, lãnh đạo công ty phải nói cho nhân viên biết hiện trạng của công ty hiện đang ra sao. Chia sẻ để nhân viên không quá lo lắng và mất dần niềm tin vào công ty. Lãnh đạo cần chia sẻ cho họ: doanh nghiệp gặp khó khăn gì, khó khăn nào là do nội tại doanh nghiệp, khó khăn nào là ngoại cảnh, công ty có khả năng giải quyết những vướng mắc nào..."
.
Diễn nhân sựhttp://blognhansu.Netgiả và khách mời tại một rôm của HRDay 2013
Ông Trần Anh Vương là Chủ tịch HĐQT Thép Bắc Việt nói thêm: Tất nhiên, không thể chia sẻ với toàn bộ nhân viên với cùng nội dung. Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp cần truyền thông và cam kết với những người cận kề mình nhất. Lãnh đạo cần tạo được niềm tin tái cấu trúc cho những người cận kề để họ có thể truyền đạt lại cho những nhân viên cấp dưới. Ông Vương ví von: "Đang cùng ngồi trên một con thuyền, gặp sóng gió thì phải tin vào thuyền trưởng thôi".
Ông Lê Phụng Thắng-TGĐ Citicom chia sẻ thêm: Câu chuyện của chúng tôi là: Khi khủng hoảng xảy ra, chúng tôi gọi những người phụ trách các mảng công việc quan trọng nhất ngồi lại với nhau. Cãi nhau và tìm ra khó khăn. Những người này đi đến đồng thuận tìm ra hướng giải quyết cho công ty và họ được quyền nắm rõ bức tranh chi tiết của khủng hoảng và cách xử lý khủng hoảng. Còn, truyền thông chung ra cho toàn bộ nhân viên về khủng hoảng lại ở mức độ vừa phải để họ không hoang mang.
Như vậy, câu hỏi về truyền thông khủng hoảng đã được các lãnh đạo doanh nghiệp lớn, bé đưa ra tháo gỡ. Nếu như các vấn đề khác có nhiều ý kiến trái chiều nhau thì trong vấn đề truyền thông khủng hoảng lại nhận được cách giải quyết khá giống nhau ở các doanh nghiệp. Đa phần đồng tình với câu nói của Phó TGĐ tập đoàn Phú Thái: "Hãy dùng công tắc riêng biệt cho mỗi loại bóng đèn".
Theo: cafef.Vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét