Đánh giá hiệu suất hay hiệu quả công việc là một quá trình được thực hiện hàng tháng/năm để đánh giá năng suất và chất lượng công việc thông qua quá trình thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin liên quan đến tình hình công việc của một cá nhân, phong ban hoặc hệ thống. Vậy có những phương pháp đánh giá hiệu suất nào?
1. Phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC)
Phương pháp đánh giá hiệu suất Thẻ điểm cân bằng (BSC) là xây dựng một hệ thống kế hoạch và quản trị về mặt chiến lược. Mục đích của BSC là định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn, chiến lược của tổ chức, theo dõi hiệu quả vận hành của doanh nghiệp so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
2. Phương pháp KPI
Phương pháp KPI đưa ra một bộ chỉ tiêu có thể đo lường hiệu quả, để có căn cứ lên kế hoạch cho những mục tiêu sau. Thông qua đó, đưa ra sự so sánh và đánh giá mức độ thay đổi hiệu suất dựa vào từng giai đoạn.
3. Phương pháp OKR
OKR (Objectives and Key Results) là phương thức quản lý biến thế của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng.
4. Phương pháp thang đánh giá đồ thị (Graphic Rating Scales)
5. Phương pháp xếp hạng danh phục (Weighted Checklist Methods)
Với phương pháp đánh giá này, mức độ thực hiện công việc được đánh giá dựa theo một danh sách đầu mục liệt kê hành vi thể hiện sự hiệu quả hay không hiệu quả đã được chuẩn bị trước đó.
6. Phương pháp xếp hạng hiệu suất công việc (Performance Ranking Method)
Xếp hạng hiệu suất là phương pháp đánh giá hiệu suất từ kém nhất đến tốt nhất. Thông qua kết quả so sánh, nhà quản lý sẽ dễ dàng theo dõi, quan sát được hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên một số tiêu chí cụ thể.
Bên cạnh đó, còn có các phương pháp khác như quản lý theo mục tiêu (MBO), xếp hạng theo phân phối định sẵn (Forced Ranking), phân phối bắt buộc (Incident Method), ...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét